Bó tay bài toán tiểu học đổi tấn ra... giây
Một đề toán lớp 4 yêu cầu học sinh đổi tấn ra giây vừa được đăng tải trên mạng mới đây khiến nhiều phụ huynh bó tay. Bài toán dành cho học sinh lớp 4 do một thành viên chia sẻ trên Diễn đàn toán học như sau: Điền số thích hợp vào chỗ trống
Một đề toán lớp 4 yêu cầu học sinh đổi tấn ra giây vừa được đăng tải trên mạng mới đây khiến nhiều phụ huynh bó tay.
Bài toán dành cho học sinh lớp 4 do một thành viên chia sẻ trên Diễn đàn toán học như sau: Điền số thích hợp vào chỗ trống
1 phút 6 giây = ….. giây 1/4 tấn = ….. giây
360 giây = …… giờ 1/2 thế kỉ = ….. giây
1 km 12 m = ….. giây
Theo thành viên này, đây là bài tập được giao về nhà cho con mình hàng tuần. Khi hướng dẫn con học, thấy đề bài có bất hợp lý nên chia sẻ để mọi người cùng biết.
Theo cô Phan Thị Soa (Trường Tiểu học Đức Ninh Đông, Đồng Hới, Quảng Bình), đề bài không thể yêu cầu đổi tấn ra giây bởi một bên là đơn vị đo khối lượng, một bên là đơn vị đo thời gian. Vì vậy, đây là lỗi của người ra đề.
Ở phép toán 1/2 thế kỷ đổi sang giây, đề bài này không sai về mặt toán học, nhưng theo một giáo viên toán học ở Hà Nội, đề bài này quá khó so với trình độ học sinh lớp 4.
Cách đây không lâu, PV Dân trí cũng nhận được phản ánh của một phụ huynh học sinh tại Quảng Nam một bài toán “lạ” trong SGK Toán nâng cao lớp 1 khiến phụ huynh ngỡ ngàng.
Cụ thể, ở Trang 58 cuốn sách này, đề bài cho: “Lan có 50 que tính, Hồng có 40 que tính. Hỏi tổng số... ô vuông của hai bạn là bao nhiêu?
Ông Nguyễn Hoài Nam, người thân của học sinh có cuốn sách trên cho biết, cháu bé được ông ngoại mua tặng cuốn sách Bài tập cơ bản và nâng cao Toán lớp 1 cách đây khoảng 1 tháng. Cuốn sách được mua tại một nhà sách khá lớn tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam). Trong phần đáp án, đáng ra phải ghi tổng số que tính của hai bạn là bao nhiêu thì đề bài đưa ra lại là tổng số ô vuông là bao nhiêu.
Sau hơn 1 tháng sử dụng, chính cháu bé là người phát hiện ra sai sót và thắc mắc với bố: “Tại sao đề bài Toán và đáp án lại kiểu gà cộng gà mà ra… vịt, khiến cả gia đình tôi đều bật cười. Khi xem lại, chúng tôi thấy quả nhiên là bất hợp lý.
Theo tìm hiểu, cuốn sách này của tác giả Bùi An Tuấn, do NXB Tổng hợp Đồng Nai ấn hành, nộp lưu chiểu vào tháng 3/2006 và được in tại công ty cổ phần in Bến Tre. Khi chúng tôi liên lạc với NXB, một đại diện của BBT cho biết, bản thảo này đã quá lâu nên giờ tìm lại xem bộ phận biên tập sai sót ở đâu thì không còn tìm thấy.
Trở lại những sai sót của cả hai bài toán trên đây cho thấy, nhiều giáo viên, đơn vị còn thiếu cẩn trọng khi ra đề và cả trong khâu biên tập khiến học sinh không biết đâu mà lần.
- Bộ Giáo dục công bố đề minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2017
- Hà Nội kiểm tra học kỳ I lớp 12 như kỳ thi THPT Quốc gia
- Thủ tướng phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
- Chuyên gia mách nước 10 kinh nghiệm ôn luyện bài trắc nghiệm môn Toán đạt điểm cao
- Cậu bé Google Nhật Minh đạt 400 điểm Olympia 17
- Cô giáo trẻ môn Vật lí và những sáng tạo ấn tượng
- Thi học sinh giỏi quốc gia vào tháng 1/2017
- Dạy thêm, học thêm: Đừng áp cái nhìn phiến diện
- Hàng chục nghìn học sinh miền Trung phải nghỉ học do mưa lũ
- Thầy trò 'giải cứu' trường khỏi lũ bùn
- Dạy thêm, học thêm: Đừng áp cái nhìn phiến diện
- Thi học sinh giỏi quốc gia vào tháng 1/2017
- Cô giáo trẻ môn Vật lí và những sáng tạo ấn tượng
- Cậu bé Google Nhật Minh đạt 400 điểm Olympia 17
- Chuyên gia mách nước 10 kinh nghiệm ôn luyện bài trắc nghiệm môn Toán đạt điểm cao
- Thủ tướng phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân