Trang chủ Gia sư hóa Gia sư dạy hóa tại nhà ở Hà Nội chia sẻ phương pháp random đáp án thi trắc nghiệm Hóa đơn giản

Gia sư dạy hóa tại nhà ở Hà Nội chia sẻ phương pháp random đáp án thi trắc nghiệm Hóa đơn giản

Dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước ngày thi Đại học môn Hóa, nhưng do rất nhiều các yếu tố khách quan mà bản thân các thí sinh có thể gặp những tình huống mà phải chọn lựa các đáp án ngẫu nhiên khi chưa có cơ sở tính toán


Dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước ngày thi Đại học môn Hóa, nhưng do rất nhiều các yếu tố khách quan mà bản thân các thí sinh có thể gặp những tình huống mà phải chọn lựa các đáp án ngẫu nhiên khi chưa có cơ sở tính toán. Để tăng xác xuất chọn, Gia sư dạy hóa tại Hà Nội của trung tâm chia sẻ một số bí kíp đơn giản. Chúng tôi khuyến cáo các bạn không nên dựa 100% vào các cách này. Nên dựa vào thực lực của  bản thân, đây chỉ là các cách cứu cánh may rủi phòng trường hợp khi thời gian gần hết mà bạn chưa kịp tính toán câu hỏi.

Với câu bài tập:

  1. Trong 4 đáp án có 1 đáp án khác xa nhất so với các đáp án còn lại, đây sẽ là đáp án có tỷ lệ sai lớn nhất, 1 trong 3 đáp án còn lại chứa đáp án đúng.

Thí dụ : A. Chu kỳ 2, nhóm IIA

B. Chu kỳ 2, nhóm VIIIB

C. Chu kỳ 3, nhóm VIB

D. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA

Có thể thấy ngay phương án C rất khác so với phần còn lại (Chu kỳ 3), tỷ lệ cao là đáp án sai.

Cơ sở: để các bạn thí sinh không chọn ngay được đáp án đúng, sẽ có các đáp án gây nhiễu. Và đáp án khác với phần còn lại nhất sẽ có tỷ lệ cao là đáp án sai.

Nếu lực học của các em chưa tốt, nên tìm kiếm Gia sư dạy hóa tại nhà để hỗ trợ lực học của các em

  1. Dữ kiện trong đáp áp bị loại thường chứa 1 dữ liệu đúng

Khai thác lại thí dụ trên, phương án C bị loại do ở “chu kỳ 3” và phần còn lại là “nhóm VIB” có thể là dữ kiện đúng. Theo cách này, các em có thể lựa chọn phương án B là phương án cuối cùng.

Một thí dụ khác:

A. 2,9 và glixerol

B. 2,9 và propan-1,4-điol

C. 9,4 và propan-1,3-điol

D. 2,9 và propan-1,3-điol

Theo 2 cách trao đổi ở trên thì dễ nhận thấy đáp án C là đáp án sai khác nhất, và phương án D là phương án có thể chọn là đáp án đúng.

3) Trong số các đáp án, có thể có các dữ kiện xuất hiện với tần suất nhiều hơn so với các dữ kiện còn lại, đó có thể là dữ kiện đúng, đây là quy luật QUAN TRỌNG, các em nên lưu ý…

Thí dụ:

A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2

B. Zn(NO3)2 và AgNO3

C. Fe(NO3)2 và AgNO3

D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Tần suất xuất hiện của các hợp chất trong các phương án trên như sau: Zn(NO3)2 (3 lần); Fe(NO3)2 (2 lần); AgNO3 (2 lần); Fe(NO3)3 (1 lần). Theo bí kíp vừa nêu thì Zn(NO3)2 là dữ kiện đúng.

Tiếp tục sử dụng bí kíp thứ 2 ta loại được thêm phương án C là phương án gây nhiễu, chỉ còn lại chọn A hoặc B

Cơ hội để bạn chọn ra đáp án đúng chỉ còn là 50:50, tỷ lệ chọn được đáp án đúng đã tăng lên đáng kể phải không nào?

Thí dụ nữa:

A. Al, Fe, Cr

B. Mg, Zn, Cu

C. Ba, Ag, Au

D. Fe, Cu, Ag

Ta tiếp tục đếm số lần xuất hiện của từng chất trong tổng các đáp án và thấy: Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong cả 4 phương án. Và Fe, Cu, Ag xuất hiện 2 lần.

Vậy có thể chọn ngay đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án có tỷ lệ đúng cao nhất. Có thể các em quan tâm: tìm gia sư hóa

4) 2 đáp án hao hao giống nhau, 1 trong 2 có thể là đáp án đúng

A. a = 3x – V/22,4

B. a = 3x – V/11,2

C. a = 3a – V/4,5

D. a = 3x + V/4,5

Ta dễ dàng nhận thấy đáp án C và D hao hao giống nhau à có thể là 1 trong 2 đáp án đúng

Có thể dễ dàng thấy tiếp là các phương án có dấu “-“ nhiều hơn  nên loại tiếp được phương án D

Các em có thể chọn phương án C là đáp án cuối cùng.

5) Người ra đề đôi khi thường đưa ra các đáp án dựa vào khả năng bạn tính toán sai, như vậy nếu thấy các đáp án có sự liên quan như “gấp đôi”, “hơn nhau 10 lần”, thì có khả năng đấy là  những đáp án đúng.

Thí dụ : A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30

Theo bí kíp này thì thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 là đáp án đúng.

6) Các đáp án có sự xuất hiện của dấu %, nếu có đáp án mà cộng với nhau được 100% thì xác suất cao là đáp án đúng.

VD: A. 30% B.70% C. 37,73% D.60%

Đáp án đúng có thể là A hoặc B.

7) Với câu hỏi tính độ pH, có thể chọn phương án có 1 trong các giá trị sau: 1, 2, 12, 13

8) Nếu không còn lựa chọn nào khác, không có cơ sở nào để bấu víu, bạn có thể dựa vào sự may mắn của bản thân và linh tính sau một quá trình học tập, điều này tỷ lệ đúng luôn là 25%).

* Với những câu lý thuyết:

– Có nhiều đáp án gần như là giống nhau, 1 trong số đó có thể là đáp án đúng.

– Các phương án trái ngược nhau, 1 trong 2 đáp án là đáp án đúng.

– Phương án có các từ “luôn luôn, “hoàn toàn không”, “chỉ có”, “duy nhất”,  “chắc chắn”,… thường có tỷ lệ sai cao.

– Phương án có các từ như: “có thể”, “tùy trường hợp”, “có lẽ”, “đôi khi” thường có tỷ lệ cao đúng bạn nên lựa chọn.

– Các phương án chưa nhiều từ và diễn đạt chi tiết nhất thường là các đáp án đúng.

Xin nhắc lại các bạn không nên quá lạm dụng các cách trên để giải quyết bài thi của mình. Liên hệ với chúng tôi để tìm gia sư dạy hóa giỏi tại Hà Nội, là người dìu dắt các em học tập để có được kết quả như mong muốn.

Các bài viết liên quan mới nhất
Các bài viết liên quan cũ hơn
Đăng ký tìm gia sư
Đăng ký làm gia sư
Tư vấn gia sư